Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

Cổ phiếu OTC bán mạnh trong phiên chiều qua

Cùng với việc đẩy mạnh bán ra cổ phiếu OTC lớn, nhà đầu tư nước ngoài đã trở lại bán ròng về giá trị trong phiên chiều qua, với tổng giá trị hơn 21 tỷ đồng. Trong đó, các mã bị khối ngoại bán mạnh như MSN, VJC, VNM, PVS, VCS...
Trên sàn Mua ban OTC, khối ngoại mua vào 9,37 triệu đơn vị, tổng giá trị tương ứng 325,8 tỷ đồng, giảm 24,39% về lượng và giảm 23,85% về giá trị so với phiên 20/9.
Trong khi đó, khối này bán ra 8,04 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ra tương ứng 338,69 tỷ đồng, giảm 27,18% về lượng và 19,43% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại mua ròng 1,32 triệu đơn vị, giảm nhẹ 1,39% so với phiên trước. Tổng giá trị là bán ròng 12,89 tỷ đồng trong khi phiên hôm qua mua ròng 7,5 tỷ đồng.
Hôm nay, cổ phiếu CII được nhà đầu tư ngoại mua ròng mạnh nhất về giá trị đạt 17,4 tỷ đồng, tương đương khối lượng 530.120 đơn vị. Tiếp đó, NKG được mua ròng 14,45 tỷ đồng (450.000 đơn vị).
Tuy nhiên, xét về khối lượng, cổ phiếu OTC ngân hàng BID dẫn đầu danh mục mua ròng với 660.120 đơn vị, giá trị tương ứng 13,61 tỷ đồng. Ngoài ra, các cổ phiếu khác trong nhóm ngân hàng như CTG, STB, VCB cũng được khối ngoại mua ròng.
Ở chiều ngược lại, MSN tiếp tục là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất về giá trị đạt 20,59 tỷ đồng, tương đương khối lượng 396.090 đơn vị.
Đứng ở vị trí tiếp theo là các cổ phiếu OTC lớn khác như VJC (132.880 đơn vị, giá trị bán ròng 18,23 tỷ đồng), VNM (94.560 đơn vị, giá trị hơn 14 tỷ đồng).
Trong khi đó, DRC là cổ phiếu dẫn đầu danh mục bán ròng mạnh về khối lượng với 595.570 đơn vị, giá trị tương ứng 13,83 tỷ đồng.

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Mua ban OTC - Dòng tiền dồi dào chảy vào các quỹ

Nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước đang gửi gắm đồng vốn vào các quỹ đầu tư hoạt động hiệu quả trên thị trường Mua ban OTC.

Năm nay, thị trường Mua ban OTC có diễn biến khả quan, nhà đầu tư nước ngoài liên tục có động thái mua ròng. Bên cạnh đó, số lượng nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản giao dịch chứng khoán gia tăng, dòng tiền đổ vào các quỹ đầu tư cũng gia tăng.
Ghi nhận tại Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng (MBKE), số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài tại MBKE từ đầu năm đến nay tăng 33% so với cùng kỳ năm 2016 và là tỷ lệ tăng cao nhất so với cùng kỳ tất cả các năm trước.
Trên phương diện gây quỹ, Vina-Capital đang có một năm hoạt động khá ấn tượng. Với các quỹ dành cho nhà đầu tư nước ngoài, VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF) là quỹ dạng đóng nên không gọi thêm vốn mới, nhưng các quỹ khác đang có nhiều nhà đầu tư mới tham gia. Chẳng hạn, quỹ mở Forum One - VCG Partners Vietnam (VVF) liên tục thu hút được dòng vốn mới, giá trị tài sản quản lý (AUM) dần tiến đến con số 100 triệu USD.
Hiện nay, nhiều chủ doanh nghiệp và những người giàu có không có thời gian để tự đầu tư, nhưng có nhu cầu sinh lợi trên khối tài sản của mình, đang tìm kiếm trải nghiệm đầu tư với một tổ chức chuyên nghiệp và uy tín. Do vậy, không chỉ dòng vốn đổ vào quỹ mở, SSIAM cũng nhận được dòng vốn tích cực đối với dịch vụ quản lý danh mục đầu tư riêng cho từng khách hàng từ các nhà đầu tư cá nhân trong nước có giá trị tài sản lớn.
Tổng tài sản quản lý của 2 quỹ mở VOF (đầu tư cổ phiếu) và VFF (đầu tư trái phiếu) hiện tăng 10 lần so với thời điểm thành lập 5 năm trước và tăng 240% trong năm 2017. Bên cạnh đó, các tài khoản ủy thác đầu tư cũng thành công ấn tượng, với VFF tăng 500% so với đầu năm.
Theo: Mua ban OTC

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

Mua bán cổ phiếu – KHỐI NGOẠI DÈ DẶT VỚI CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH

Khác với động thái tích cực trên thị trường mua bán cổ phiếu, chứng khoán cơ sở, dòng tiền của khối ngoại tỏ ra khá dè dặt trên thị trường chứng khoán phái sinh.

Ngày 10/8/2017, thị trường mua bán cổ phiếu, chứng khoán Việt Nam chứng kiến một bước phát triển mới với sự ra đời của những sản phẩm phái sinh đầu tiên, bao gồm hợp đồng tương lai chỉ số VN30, HNX30 và hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ. Trước mắt, hợp đồng tương lai chỉ số VN30 được đưa vào giao dịch.
Sau hơn 3 tuần giao dịch, nhà đầu tư đã bắt đầu làm quen và có những động thái khá tích cực. Trung bình 5 phiên gần nhất, thanh khoản thị trường phái sinh đạt 419 tỷ đồng/phiên, tương đương khoảng 10% thanh khoản trung bình trên thị trường cơ sở.
Ghi nhận từ một số công ty chứng khoán đang cung cấp dịch vụ chứng khoán phái sinh, những giao dịch đầu tiên chủ yếu vẫn xuất phát từ nhà đầu tư cá nhân trong nước.
Theo thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tính đến ngày 1/9, có hơn 63.000 hợp đồng phái sinh được giao dịch, với tổng giá trị hơn 4.727 tỷ đồng. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 3 hợp đồng, với giá trị 223 triệu đồng và bán ra 5 hợp đồng, với giá trị 374 triệu đồng.
Sự dè dặt với thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam của khối ngoại không chỉ thể hiện ở dòng tiền ít ỏi đổ vào thị trường này, mà được đại diện một số tổ chức đầu tư nước ngoài cho biết, hiện chưa có ý định tham gia.
Chẳng hạn, ông Kim Hyung Jun, Giám đốc Công ty Quản lý quỹ Eugen Asset Management (Hàn Quốc) chia sẻ, Công ty sẽ chưa tham gia thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam trong thời gian tới. Theo ông Kim, rủi ro lớn đối với thị trường phái sinh Việt Nam nằm ở việc đánh giá sự biến động của các công cụ phái sinh, vì việc xử lý tỷ giá và thanh khoản ở Việt Nam rất khó thực hiện.
Trước đó, ông Veraphong Chutipat, Trưởng đoàn nhà đầu tư đến từ Thái Lan trong một cuộc tiếp xúc đầu tư tại Việt Nam tháng 5/2017 nhận định, chứng khoán phái sinh Việt Nam giai đoạn đầu khó có thể thu hút được nhà đầu tư nước ngoài. Một trong những lý do quan trọng là vấn đề thanh khoản của thị trường cơ sở.
Theo ông Verapong, để cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán cơ sở, cơ quan quản lý cần xem xét nâng biên động giao dịch của sàn HOSE lên trên 7%. Tại Thái Lan, biên độ của thị mua ban co phieu trong một phiên giao dịch lên đến 30% so với giá tham chiếu đóng cửa phiên trước đó. Điều này giúp nhà đầu tư có thêm nhiều cơ hội và thuận lợi hơn khi mua bán cổ phiếu trên thị trường.
Mặt khác, nâng giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài và cho phép sử dụng chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết cũng là cách để củng cố sự tham gia của khối ngoại, qua đó cải thiện thanh khoản thị trường cơ sở.
“Chỉ khi thị trường cơ sở đủ hấp dẫn thì thị trường phái sinh mới có thể hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư”, ông Verapong nói.
Dưới góc nhìn của ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư khối khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng, nhà đầu tư nước ngoài có nhiều lý do để chưa tham gia tích cực vào thị trường chứng khoán phái sinh. Thị trường này còn quá mới, sản phẩm mới chỉ dừng ở hợp đồng tương lai chỉ số VN30, không có nhiều lựa chọn cho nhà đầu tư. Trong khi đó, cơ hội tại thị trường cơ sở phù hợp hơn với khẩu vị đầu tư của đa số nhà đầu tư nước ngoài là mua và nắm giữ dài hạn.
Theo ông Linh, để thị trường chứng khoán phái sinh thực sự thu hút nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư nước ngoài nói riêng, trước mắt, cần tiếp tục quảng bá rộng rãi hơn các sản phẩm phái sinh đến công chúng đầu tư để mọi người làm quen, sau đó là tham gia thị trường để tăng thanh khoản.
Tuy nhiên, ông Linh cho rằng, không nhất thiết phải đặt mục tiêu thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán phái sinh ở thời điểm này. Bởi dòng tiền ở thị trường chứng khoán phái sinh là dòng tiền nhanh, không giống thị trường cơ sở là mua nắm giữ, có tính ổn định cao và đây chính là giá trị quan trọng của việc thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017

Thị trường mua bán cổ phiếu T6/2017

(ĐTCK) Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tuy chỉ số HNX-Index kết thúc tháng 6/2017 tăng 5,3% so với cuối tháng 5, nhưng tính bình quân, giá trị giao dịch đạt 658,3 tỷ đồng/phiên, giảm 3,4% so với tháng trước. (Mua bán cổ phiếu)

Trong tháng 6 vừa qua, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tăng 2,9%, với tổng cộng 56,82 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, tương ứng với giá trị giao dịch đạt 672,9 tỷ đồng; trong đó giao dịch mua bán cổ phiếu mua vào là 301,6 tỷ đồng, giao dịch bán ra 371,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, lũy kế 6 tháng đầu năm nay, giá trị mua ròng của khối ngoại đạt hơn 2.074 tỷ đồng.
Trong tháng 6/2017, sàn UPCoM có 33 mã cổ phiếu đăng ký giao dịch mới, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên thị trường này lên 576 doanh nghiệp.
Toàn thị trường có 252,44 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, tương ứng với giá trị giao dịch đạt 4.064 tỷ đồng, tính bình quân, giá trị giao dịch đạt 184,75 tỷ đồng/phiên, giảm 14,3% so với tháng trước.

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

Mua ban co phieu - Khối ngoại dè dặt với chứng khoán phái sinh

Mua ban co phieu - Khối ngoại dè dặt với chứng khoán phái sinh

Khác với động thái tích cực trên thị trường mua ban co phieu, chứng khoán cơ sở, dòng tiền của khối ngoại tỏ ra khá dè dặt trên thị trường chứng khoán phái sinh.

Ngày 10/8/2017, thị trường mua ban co phieu, chứng khoán Việt Nam chứng kiến một bước phát triển mới với sự ra đời của những sản phẩm phái sinh đầu tiên, bao gồm hợp đồng tương lai chỉ số VN30, HNX30 và hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ. Trước mắt, hợp đồng tương lai chỉ số VN30 được đưa vào giao dịch.
Sau hơn 3 tuần giao dịch, nhà đầu tư đã bắt đầu làm quen và có những động thái khá tích cực. Trung bình 5 phiên gần nhất, thanh khoản thị trường phái sinh đạt 419 tỷ đồng/phiên, tương đương khoảng 10% thanh khoản trung bình trên thị trường cơ sở.
Ghi nhận từ một số công ty chứng khoán đang cung cấp dịch vụ chứng khoán phái sinh, những giao dịch đầu tiên chủ yếu vẫn xuất phát từ nhà đầu tư cá nhân trong nước.
Theo thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tính đến ngày 1/9, có hơn 63.000 hợp đồng phái sinh được giao dịch, với tổng giá trị hơn 4.727 tỷ đồng. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 3 hợp đồng, với giá trị 223 triệu đồng và bán ra 5 hợp đồng, với giá trị 374 triệu đồng.
Sự dè dặt với thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam của khối ngoại không chỉ thể hiện ở dòng tiền ít ỏi đổ vào thị trường này, mà được đại diện một số tổ chức đầu tư nước ngoài cho biết, hiện chưa có ý định tham gia.
Chẳng hạn, ông Kim Hyung Jun, Giám đốc Công ty Quản lý quỹ Eugen Asset Management (Hàn Quốc) chia sẻ, Công ty sẽ chưa tham gia thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam trong thời gian tới. Theo ông Kim, rủi ro lớn đối với thị trường phái sinh Việt Nam nằm ở việc đánh giá sự biến động của các công cụ phái sinh, vì việc xử lý tỷ giá và thanh khoản ở Việt Nam rất khó thực hiện.
Trước đó, ông Veraphong Chutipat, Trưởng đoàn nhà đầu tư đến từ Thái Lan trong một cuộc tiếp xúc đầu tư tại Việt Nam tháng 5/2017 nhận định, chứng khoán phái sinh Việt Nam giai đoạn đầu khó có thể thu hút được nhà đầu tư nước ngoài. Một trong những lý do quan trọng là vấn đề thanh khoản của thị trường cơ sở.
Theo ông Verapong, để cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán cơ sở, cơ quan quản lý cần xem xét nâng biên động giao dịch của sàn HOSE lên trên 7%. Tại Thái Lan, biên độ của thị mua ban co phieu trong một phiên giao dịch lên đến 30% so với giá tham chiếu đóng cửa phiên trước đó. Điều này giúp nhà đầu tư có thêm nhiều cơ hội và thuận lợi hơn khi mua bán cổ phiếu trên thị trường.
Mặt khác, nâng giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài và cho phép sử dụng chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết cũng là cách để củng cố sự tham gia của khối ngoại, qua đó cải thiện thanh khoản thị trường cơ sở.
“Chỉ khi thị trường cơ sở đủ hấp dẫn thì thị trường phái sinh mới có thể hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư”, ông Verapong nói.
Dưới góc nhìn của ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư khối khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng, nhà đầu tư nước ngoài có nhiều lý do để chưa tham gia tích cực vào thị trường chứng khoán phái sinh. Thị trường này còn quá mới, sản phẩm mới chỉ dừng ở hợp đồng tương lai chỉ số VN30, không có nhiều lựa chọn cho nhà đầu tư. Trong khi đó, cơ hội tại thị trường cơ sở phù hợp hơn với khẩu vị đầu tư của đa số nhà đầu tư nước ngoài là mua và nắm giữ dài hạn.
Theo ông Linh, để thị trường chứng khoán phái sinh thực sự thu hút nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư nước ngoài nói riêng, trước mắt, cần tiếp tục quảng bá rộng rãi hơn các sản phẩm phái sinh đến công chúng đầu tư để mọi người làm quen, sau đó là tham gia thị trường để tăng thanh khoản.
Tuy nhiên, ông Linh cho rằng, không nhất thiết phải đặt mục tiêu thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán phái sinh ở thời điểm này. Bởi dòng tiền ở thị trường chứng khoán phái sinh là dòng tiền nhanh, không giống thị trường cơ sở là mua nắm giữ, có tính ổn định cao và đây chính là giá trị quan trọng của việc thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Thứ Bảy, 9 tháng 9, 2017

Mua bán cổ phiếu OTC quý IV

(ĐTCK) Không đặt ra định lượng cụ thể nhưng theo lãnh đạo Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE), số lượng doanh nghiệp niêm yết mới sẽ tăng mạnh hơn vào quý IV/2017. Chuyển động niêm yết mới và đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM ghi nhận những tín hiệu tích cực.
Tin lên sàn khiến thị trường mua bán cổ phiếu ngân hàng sôi động
Sau sự kiện VPBank lên sàn, nhà đầu tư đang chờ đợi thêm nhiều cổ phiếu ngành ngân hàng sẽ lên niêm yết để tăng tính cạnh tranh trong khối, cũng như gia tăng thêm chất lượng hàng hóa đối với cổ phiếu lên sàn.
Sự chờ đợi này là có cơ sở khi việc “ép” các ngân hàng lần lượt lên sàn đã nằm trong kế hoạch của nhà quản lý. Tuy nhiên, khác với VPBank, nhiều ngân hàng lựa chon việc đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM một thời gian nhất định, như một bước đệm trước khi đưa cổ phiếu lên sàn niêm yết.

Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) sau nhiều lần trì hoãn kế hoạch lên sàn, cũng như băn khoăn lựa chọn giữa việc đưa cổ phiếu lên sàn niêm yết hay đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM, đã quyết định sẽ đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM ngay cuối tháng 9/2017. Ngân hàng này cũng vừa có văn bản xin ý kiến các cổ đông về việc giữ tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa ở mức 5%.
Trên thị trường mua bán cổ phiếu OTC, nhiều cổ phiếu ngân hàng có kế hoạch lên sàn từ nay đến cuối năm đã được săn đón với mức giá khá cao, ngang ngửa với các cổ phiếu Top đầu ngành trên sàn niêm yết.
Thị trường mua bán cổ phiếu sẽ sôi động hơn trong quý IV
Trong tháng 8/2017, HOSE nhận được một số hồ sơ xin niêm yết mới và chuyển niêm yết từ sàn UPCoM lên HOSE như Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát với mức vốn điều lệ 200 tỷ đồng, tương đương số cổ phiếu niêm yết 20 triệu cổ phiếu, Công ty cổ phần CMC xin niêm yết hơn 28 triệu cổ phần; Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Sài Gòn xin niêm yết 39,6 triệu cổ phần... Những doanh nghiệp này cũng dự kiến sẽ niêm yết trong quý IV/2017.
Thực tế, với tâm lý “kiêng tháng Ngâu”, không nhiều doanh nghiệp lựa chọn nộp hồ sơ và niêm yết trong nửa đầu tháng 9 và bản thân lãnh đạo các Sở cũng hiểu tâm lý của doanh nghiệp nên những hồ sơ chấp thuận niêm yết sẽ được “giải quyết” trước và sau “tháng Cô hồn”. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp lên sàn dự kiến sẽ tăng mạnh hơn từ nửa sau tháng 9.
Bà Trần Thị Anh Đào, Phó tổng giám đốc HOSE cho biết, số lượng doanh nghiệp niêm yết thường gia tăng ở giai đoạn cuối năm, đặc biệt là khi ý thức tuân thủ quy định pháp lý ngấm hơn vào lãnh đạo doanh nghiệp. Điều thuận lợi là diễn biến thị trường chứng khoán từ đầu năm đến nay khá sôi động, mang lại lợi ích thiết thực cho lãnh đạo nhiều doanh nghiệp niêm yết mới. Đây là yếu tố “kích thích” các doanh nghiệp đưa cổ phiếu giao dịch trên sàn.
Tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), nửa đầu năm 2017, Sở đã chấp thuận đăng ký giao dịch mới cho 161 doanh nghiệp trên thị trường UPCoM, tức tăng 242% so với cùng kỳ và đạt gần 90% kế hoạch năm 2017. Theo HNX, số lượng doanh nghiệp đăng ký giao dịch  dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh trong nửa cuối năm và đặc biệt là quý cuối của năm vì nhà quản lý đã và sẽ thúc ép mạnh.
Chuyển động thực tế tại các doanh nghiệp trực thuộc các bộ, tổng công ty cũng cho thấy, quyết tâm đưa cổ phiếu lên sàn của các đơn vị đủ điều kiện là có thật.
Đơn cử, tại Bộ Xây dựng, tính đến thời điểm cuối tháng 8/2017 có 5 doanh nghiệp đang hoàn tất thủ tục, chờ niêm yết và giao dịch cổ phiếu trên sàn trong quý IV/2017 gồm Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng - CTCP,  Tổng công ty Cơ khí xây dựng - CTCP (COMA), Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng số 1 (FiCO) – CTCP; Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) – CTCP và  Tổng công ty Đầu tư Nước và Môi trường Việt Nam – CTCP (VIWASEEN)
Ở góc độ cơ quan quản lý, ông Phạm Hồng Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước từng chia sẻ, chủ trương của cơ quan quản lý là luôn khuyến khích, vận động để các doanh nghiệp tự giác đăng ký niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán. Sau khi triển khai các bước này, nếu doanh nghiệp cố tình chậm trễ đưa cổ phiếu lên sàn thì UBCK mới buộc phải xử phạt.

Thứ Hai, 4 tháng 9, 2017

Gia co phieu OTC tăng nóng, nhộn nhịp lên sàn

Việc gom mạnh cổ phiếu các ngân hàng tốt sắp lên sàn đang đem lại “món hời” cho các nhà đầu tư, bởi cổ phiếu OTC của các DN sắp lên sàn thường có xu hướng tăng rất mạnh trước thời điểm chính thức niêm yết...
Dự kiến niêm yết, cổ phiếu trên sàn OTC bật tăng
Sắp tới đây, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) sẽ đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM. Dự kiến, sẽ có 646 triệu cổ phiếu LienVietPostBank được đưa lên sàn với mã chứng khoán là LPB.
Tuy thời điểm chính thức niêm yết và giá chào sàn cũng chưa được phía nhà băng này công bố song hiện tại, trên sàn OTC, cổ phiếu LienVietPostBank cũng đang được các nhà đầu tư giao dịch nhộn nhịp với mức giá 13.000-14.500 đồng/CP, tăng gấp đôi so với thời điểm đầu năm 2016.
Cùng nhịp tăng với LienVietPostBank là cổ phiếu của Techcombank. Thuộc nhóm ngân hàng thương mại tư nhân cỡ lớn, nhưng Techcombank đã nhiều lần lỡ hẹn đưa cổ phiếu lên sàn. Tuy nhiên mới đây, Techcombank cũng được Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) cấp mã chứng khoán cổ phiếu là TCB, với số lượng chứng khoán đăng ký hơn 887 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 8.878 tỷ đồng vốn điều lệ. Ngay sau khi có kế hoạch niêm yết, cổ phiếu TCB trên sàn OTC nhanh chóng tăng mạnh với mức giá 38.000 - 40.000 đồng/CP; cao hơn rất nhiều so với mức giá 21.000 - 22.000 đồng/CP của ngân hàng này thời điểm đầu năm nay.
Được biết, ngoài đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM, HĐQT Techcombank cũng đang cân nhắc việc niêm yết cổ phiếu tại HOSE hay HNX là cần thiết để tăng thanh khoản cho cổ phiếu TCB, minh bạch thông tin và gia tăng uy tín ngân hàng. Điều này có thể là thông tin hỗ trợ tốt cho cổ phiếu TCB khi chính thức được niêm yết.
Ngoài hai ngân hàng trên, một loạt các nhà băng khác cũng đang “rục rịch” lên sàn vào thời điểm cuối năm nay như HDBank, OCB, ABBank; hoặc sẽ lên sàn vào đầu năm tới như Nam Á Bank, Maritime Bank, Việt Á Bank, TPBank, SeaBank... Những thông tin này khiến cổ phiếu các ngân hàng trên sàn OTC bắt đầu có biến động mạnh. Chẳng hạn, HDBank hiện đang được giao dịch ở mức giá 17.500 - 18.000 đồng/CP, cao gần gấp đôi so với thời điểm đầu năm 2016 khi cổ phiếu này dao động ở mức 8.000 - 9.000 đồng/CP.
Tương tự, TPBank gia co phieu OTC cũng đang được giao dịch ở mức giá 13.500 -14.000 đồng/CP, cao hơn rất nhiều so với mức giá 6.000 - 7.000 đồng/CP thời điểm đầu năm. Hoặc, OCB cũng tăng mạnh lên mức giá 11.000 - 11.200 đồng/CP so với mức giá 5.000 - 6.000 đồng/CP thời điểm đầu năm...
Thời của “cổ phiếu vua” hay... sóng "ảo”?
Thực tế, thời gian qua một số mã “cổ phiếu vua” trên sàn OTC đồng loạt tăng mạnh từ 100% đến... 400% trước thời điểm chính thức lên sàn khiến nhóm cổ phiếu này thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư lướt sóng. Chẳng hạn, cổ phiếu VPB của VPBank thời điểm cuối năm 2016 chỉ dao động quanh mệnh giá (10.000 đồng/CP) nhưng sau đó tăng chóng mặt khi có thông tin chuẩn bị lên sàn. Tại thời điểm chào sàn vào giữa tháng 8 vừa qua, giá cổ phiếu VPB ( gia co phieu OTC ) đã lên tới 39.000 đồng/CP.
Tuy nhiên, nhiều công ty chứng khoán khuyến cáo, nhà đầu tư khi “bắt sóng” giá cổ phiếu ngân hàng phải dựa vào sức khỏe của các ngân hàng, đặc biệt là chiến lược kinh doanh, khả năng sinh lời và chỉ số nợ xấu, mức trích lập dự phòng... chứ không nên chỉ hướng tới xu thế “thường hay tăng mạnh” của các cổ phiếu doanh nghiệp sắp niêm yết. Bởi thực tế, không phải ngân hàng nào cũng tăng mạnh sau khi niêm yết. Bằng chứng là VPBank sau khi chào sàn với giá 39.000 đồng/CP đã dẫn tới làn sóng chốt lời mạnh, hiện VPB chỉ còn mức giá 36.000 đồng/CP, giảm 3.000 đồng/CP sau 5 ngày chính thức lên sàn.
Hoặc với KienlongBank, thời điểm lên sàn vào cuối tháng 6 vừa qua, cổ phiếu KLB đã đạt “đỉnh” 12.000 đồng/CP nhưng sau đó liên tục giảm. Hiện cổ phiếu KLB chỉ còn 9.400 đồng/CP, lùi hẳn về mức dưới mệnh giá.
Trong khi đó, với nhiều “chính chủ” là các ngân hàng, việc đưa cổ phiếu niêm yết cũng là mối lo không nhỏ. Còn nhớ, tại ĐHĐCĐ 2017 của HDBank, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó Chủ tịch HĐQT thường trực HDBank, chia sẻ, nếu HDBank niêm yết lên rồi giao dịch dưới mệnh giá như một số ngân hàng đang niêm yết thì không có ý nghĩa. Hơn nữa, HDBank vừa trải qua thời gian tái cơ cấu sau sáp nhập DaiABank và mua lại 100% vốn SGVF nên kế hoạch niêm yết cần phải cân nhắc kỹ.
Đồng quan điểm, ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT OCB cũng nhận định, thời gian qua OCB không lên UPCoM bởi giá cổ phiếu ngân hàng vẫn đang còn khá thấp và nếu như lên sàn mà chỉ giao dịch với giá quanh mệnh giá, thậm chí dưới mệnh giá thì không ý nghĩa...
Trong khi đó, một loạt nhà băng khác thậm chí còn chưa có kế hoạch niêm yết. Chẳng hạn, PVcomBank sau 3 năm rời sàn vì hợp nhất hiện vẫn còn phụ thuộc đề án tái cơ cấu mà Chính phủ đang xem xét phê duyệt. Tương tự, với SCB, việc niêm yết còn phải chờ đến khi ngân hàng này tái cấu trúc xong (SCB, FicomBank và TinNghiaBank sáp nhập tự nguyện với tên gọi sau hợp nhất là Ngân hàng TMCP Sài Gòn).
Còn với DongABank, ngân hàng này đã lên kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên HOSE từ năm 2008. Tuy nhiên, khủng hoảng xảy ra, chứng khoán sụt giảm và những biến cố lớn về các vi phạm của dàn lãnh đạo khiến DongABank kế hoạch niêm yết phải hoãn vô thời hạn...
xem thêm : gia co phieu OTC