Dùng tấm che nắng, dán phim cách nhiệt kết hợp việc đóng mở cửa xe… sẽ góp phần làm hạ nhiệt nhanh cho khoang nội thất ô tô vào những ngày thời tiết nắng nóng.
Một số tỉnh, thành trên cả nước đang trải qua những ngày nắng nóng kỷ lục. Nhiệt độ ngoài trời tại một số nơi lên đến hơn 40 độ C. Với ô tô, thời tiết nắng nóng tác động trực tiếp lên thân xe làm cho nhiệt độ trong khoang nội thất có thể lên đến 50 – 60 độ C, cao hơn từ 10 – 20 độ C so với bên ngoài.
Điều này thường làm cho người dùng ô tô có cảm giác khó chịu khi bước vào cabin xe, thậm chí sự chênh lệch nhiệt độ còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng ô tô. Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn ‘hạ nhiệt’ cho khoang nội thất ô tô vào những ngày nắng nóng, đồng thời nhanh chóng làm mát cabin xe trước khi sử dụng:
Ô tô tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời khi không vận hành, làm các chi tiết nội thất như bảng táp lô, vô lăng, ghế ngồi nhanh chóng bị làm nóng… qua đó khiến khoang nội thất rất dễ bị biến thành “phòng xông hơi” di động vào những ngày nắng nóng. Vì vậy, cách đơn giản nhất để giảm nhiệt độ cho nội thất ô tô thường được nhiều người áp dụng là dùng tấm che nắng phản quang phủ lên các cửa kính ô tô. Cách làm này có thể ngăn ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào ô tô.
Điều này thường làm cho người dùng ô tô có cảm giác khó chịu khi bước vào cabin xe, thậm chí sự chênh lệch nhiệt độ còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng ô tô. Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn ‘hạ nhiệt’ cho khoang nội thất ô tô vào những ngày nắng nóng, đồng thời nhanh chóng làm mát cabin xe trước khi sử dụng:
Ô tô tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời khi không vận hành, làm các chi tiết nội thất như bảng táp lô, vô lăng, ghế ngồi nhanh chóng bị làm nóng… qua đó khiến khoang nội thất rất dễ bị biến thành “phòng xông hơi” di động vào những ngày nắng nóng. Vì vậy, cách đơn giản nhất để giảm nhiệt độ cho nội thất ô tô thường được nhiều người áp dụng là dùng tấm che nắng phản quang phủ lên các cửa kính ô tô. Cách làm này có thể ngăn ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào ô tô.
Hiện nay, tấm che nắng cho ô tô có khá nhiều loại khác nhau đang bán trên thị trường. Ngoài các tấm che nắng của kính, còn có bạt phủ, dù che nắng toàn thân xe… Người dùng nên trang bị sẵn tấm che nắng trên xe. Nếu phải đỗ xe dưới trời nắng thì nên dùng tấm che nắng dính vào kính chắn gió để ngăn ánh nắng rọi trực tiếp vào nội thất.
Dán phim cách nhiệt
Bên cạnh việc dùng tấm che nắng, dán phim cách nhiệt cũng là cách làm phổ biến được nhiều người dùng ô tô lựa chọn để giảm nhiệt độ khoang nội thất ô tô dưới thời tiết nắng nóng. Phim cách nhiệt dán trên kính ô tô, ngoài chức năng giảm nhiệt độ, bảo vệ nội thất, tránh bay màu, bạc màu các chi tiết nhựa, da… còn góp phần ngăn chặn tia cực tím.
Dùng cửa xe quạt mát cho khoang nội thất
Để đẩy bớt không khí nóng ra khỏi khoang nội thất sau khi đỗ xe dưới trời nắng, người dùng ô tô nên hạ cửa kính ở ghế hành khách phía trước. Sau đó, đứng bên ngoài xe, đóng mở cửa xe phía người lái (không hạ cửa kính) từ 6 – 8 lần.
Cách làm này giúp cửa xe như một cách quạt, đưa luồng không khí bên ngoài vào ca bin, đồng thời đẩy không khí nóng trong nội thất ra ngoài qua cửa kính ở ghế hành khách phía trước. Tuy nhiên, trước khi thực hiện thao tác này, cần chú ý đỗ ở khu vực an toàn, đảm bảo việc đóng mở cửa xe không bị vướng víu hay cản trở các phương tiện xung quanh.
Dùng điều hòa đúng cách kết hợp hạ cửa kính
Khởi động động cơ cho xe di chuyển, sau đó mở hệ thống điều hòa. Điều này sẽ góp phần tăng hiệu quả làm mát. Khi mở hệ thống điều hòa làm mát, nên chỉnh sang chế độ lấy gió ngoài, hạ nhiệt độ đồng thời chỉnh quạt dàn lạnh ở tốc độ cao nhất.
Chỉnh các cửa gió điều hòa hướng phía về phía dưới sàn xe. Khi điều hòa đang hoạt động, tài xế nến hạ một phần các cửa sổ trên xe nhằm đẩy nhanh quá trình thoát khí nóng ra khỏi xe. Sau khi cảm nhận được không khi trong xe đã dịu mát, nên chỉnh lại nhiệt độ điều hòa, các khe hướng gió và đóng các cửa sổ. Với những xe có trang bị cửa sổ trời, lái xe chỉ cần mở cửa sổ trời thay vì cửa sổ hai bên, đồng thời thực hiện các bước tương tự như trên.
Xem thêm: Bảng giá xe Ford tháng 4/2019 mới nhất tại các đại lý
Xem thêm: Bảng giá xe Ford tháng 4/2019 mới nhất tại các đại lý
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét